Lịch sử Thương mại điện tử và các thay đổi quan trọng trong tương lai

Lịch sử Thương mại điện tử và các thay đổi quan trọng trong tương lai

Tìm hiểu về những cú hích đã thúc đẩy sự phát triển e-commerce và có thêm góc nhìn về tiềm năng phát triển trong tương lai của thương mại điện tử cùng EC Sharing!

1. Thương Mại Điện Tử (E-commerce) là gì?

Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh thông qua internet. Nói cách khác, khi bạn mua hoặc bán thứ gì đó hoặc một dịch vụ gì đó thông qua một phương tiện điện tử, nó được gọi là thương mại điện tử.

Nhờ vào phạm vi tiếp cận không giới hạn, thương mại điện tử có thể đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ ngôi nhà của bạn ra khắp thế giới. Vô số cá nhân và tổ chức đã tận dụng thương mại điện tử để kinh doanh và biến mình thành các triệu phú trên khắp thế giới. Tuy vậy, bạn đã bao giờ nghĩ về quá trình bắt đầu và lịch sử phát triển của thương mại điện tử có từ khi nào chưa?

Ecommerce-thuong-mai-dien-tu-la-gi

Thương Mại Điện Tử (E-commerce)

2. Lịch sử phát triển của Thương Mại Điện Tử (E-commerce) trên thế giới

Thay đổi e-commerce qua các thập kỷ? Dưới đây là dòng thời gian tóm tắt về cách Thương Mại Điện Tử (E-commerce) đã phát triển từ năm 1960 đến nay:

A. Giai Đoạn 1960 - 1980: Công nghệ và các khái niệm về một mô hình kinh doanh mới

1960: Ngành vận tải Hoa Kỳ đã phát triển EDI (Electronic Data Interchange - Trao đổi dữ liệu điện tử). EDI đã cách mạng hóa cách gửi và nhận tài liệu truyền thống, cho phép truyền tải dữ liệu kỹ thuật số từ máy tính này sang máy tính khác, tiền đề cho sự phát triển của thương mại điện tử sau này.

1969: Compuserve – công ty đầu tiên đề cập đến khái niệm thương mại điện tử (E-commerce)

1979: Michael Aldrich thực hiện giao dịch điện tử đầu tiên.

B. Giai Đoạn 1980 - 2000: Khởi đầu của các công ty thương mại điện tử đầu tiên

1982: Công ty Thương Mại Điện Tử (E-commerce) đầu tiên trên thế giới, Boston Computer Exchange, được thành lập.

1991: World Wide Web (WWW) được phát minh. Mang đến “không gian toàn cầu” để đọc, viết, chia sẻ thông tin thông qua mạng Internet.

1992: Trang web Thương Mại Điện Tử (E-commerce) đầu tiên – hiệu sách trực tuyến – Book Stacks Unlimited ra đời.

1994: Netscape Navigator – trình duyệt web trực tuyến đầu tiên – ra đời.

1995: eBay và Amazon ra mắt. Đánh dấu thời đại mới, sự bùng nổ của thương mại điện tử trên toàn thế giới.

1998: Paypal ra đời và nó cách mạng hóa quy trình thanh toán trực tuyến.

1999: Alibaba – công ty dẫn đầu về thương hiệu Thương Mại Điện Tử tại Trung Quốc – được ra mắt.

2000: Google Adwords – công cụ quảng cáo tìm kiếm trực tuyến đầu tiên – giúp các nhà bán lẻ quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của họ.

Ecommerce-lich-su-thuong-mai-dien-tu

Lịch sử phát triển của Thương Mại Điện Tử (E-commerce) trên thế giới

C. Giai Đoạn 2000 - 2020: Quảng cáo mạng xã hội và các nền tảng marketplace

2007: Ra mắt Facebook Ads - Cho phép doanh nghiệp quảng cáo nội dung, hình ảnh và tương tác với người dùng Facebook.

2011: Facebook ads cho phép quảng cáo trên “newfeed” của người dùng

2014: Facebook ads ra mắt quảng cáo ba cấp độ: (1) Chiến dịch; (2) Nhóm quảng cáo; (3) Quảng cáo giúp tối ưu và đo lường kết quả chính xác.

Ngoài facebook, các nền tảng mạng xã hội khác như: Instagram, Twitter, Youtube, Linkedin,... cũng liên tục ra mắt tính năng quảng cáo và tối ưu ngày càng hiệu quả hơn.

2003: Alibaba ra mắt TAOBAO

2005: Etsy - Marketplace chuyên các mặt hàng handmade, đồ cổ

2012: Lazada ra đời

2015: Shopee ra đời

D. Giai Đoạn 2020 - Nay: Đại dịch Covid và xu hướng bán hàng Livestream

Đại dịch Covid ập đến khiến kinh tế truyền thống gần như tắc nghẽn, buộc các thương nhân và cả khách hàng phải chuyển đổi hành vi mua sắm thường ngày của mình từ gặp mặt trực tiếp sang online (thương mại điện tử) và đặc biệt Livestream trở thành một xu hướng bán hàng mới vượt bậc tại quốc gia tỷ dân:

Năm 2020: Doanh số livestream Trung Quốc đạt 177 tỷ đô (tăng 59.000% so với 2017)

Năm 2021: Doanh số Livestream Trung Quốc đạt 300 tỷ đô (Với phiên livestream kỷ luật 1,4 tỷ đô của Lý Giai Kỳ)

Năm 2022: Doanh số Livestream Trung Quốc đạt 439 tỷ đô (chiếm 20% tỷ trọng thương mại điện tử của nước này)

3. Tiềm năng phát triển của Thương Mại Điện Tử (E-commerce) trong tương lai?

Thương mại điện tử (E-commerce) trong tương lai sẽ có sự thay đổi liên tục và nâng cấp từng ngày để đáp ứng được nhu cầu biến động của thị trường. Cùng điểm qua 1 số thay đổi rõ rệt và đang là xu hướng E-commerce hiện nay cũng như trong tương lai cùng EC Sharing.

- Livestream: Những gì Trung Quốc đã làm được chắc chắn sẽ nhanh chóng lan truyền ra khắp thế giới. Bằng sự kết hợp giữa yếu tố giải trí và mua sắm, các KOC/KOL (người có sức ảnh hưởng) đang liên tục tham gia và góp phần phát triển xu hướng bán hàng tiềm năng này.

- AI: Công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cá nhân hóa trải nghiệm của từng khách hàng, giúp việc tìm kiếm bằng giọng nói chính xác hơn. Từ đó đưa ra các gợi ý chính xác với nhu cầu mua sắm hơn bao giờ hết.

- VR/AR: Meta (Công ty mẹ của Facebook và Instagram) vẫn đang đốt hàng tỷ đô mỗi năm để phát triển công nghệ này với triển vọng một cuộc sống tốt hơn cùng “thế giới ảo”. Và chắc chắn trong “thế giới ảo” này sẽ không thiếu các hoạt động mua sắm, chi tiêu để giải trí.

- Toàn cầu hóa: Sự phát triển của các công ty hậu cần (3PL) giúp việc vận chuyển sản phẩm từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tiền kỹ thuật số cũng có thể trở thành một phương pháp thanh toán như những gì Paypal đã làm.

Ecommerce-tuong-lai-thuong-mai-dien-tu

Tiềm năng phát triển của Thương Mại Điện Tử (E-commerce) trong tương lai

Sự phát triển của thương mại điện tử (E-commerce) là thách thức đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà bán hàng và các marketer. Ai nắm bắt được hướng mới là đang chạm tay đến cơ hội, ai chưa hoặc không thay đổi thì sẽ phải đối mặt với thách thức lớn từ thị trường. 

Hi vọng qua bài chia sẻ này, các bạn có thêm thông tin và góc nhìn về Thương mại điện tử.

E-commerce? We will share with you what we know!

Bài trước