Tìm hiểu Tính pháp lý của hóa đơn điện tử

Tìm hiểu Tính pháp lý của hóa đơn điện tử

Có thể hiểu tính pháp lý của hóa đơn điện tử là khi có hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ tuân thủ và đáp ứng được yêu cầu đúng theo quy định của pháp luật; đây là cơ sở để giải quyết những bất hòa, tranh cãi xảy ra. Hiểu được tính pháp lý sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật.

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử - tiếng anh: electronic invoice, viết tắt là: e-invoice, đây là chứng từ do người bán lập, trên hóa đơn bao gồm các thông tin về hàng hóa, dịch vụ, ngày tạo lập, mã cơ quan thuế và có chữ ký điện tử của bên bán. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật.

2. Tính pháp lý của hóa đơn điện tử là gì?

“Tính pháp lý là căn cứ, cơ sở lý luận của luật pháp”

Có thể hiểu tính pháp lý của hóa đơn điện tử là khi có hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ tuân thủ và đáp ứng được yêu cầu đúng theo quy định của pháp luật; đây là cơ sở để giải quyết những bất hòa, tranh cãi xảy ra (nếu có).

3. Các tính pháp lý của hóa đơn điện tử?

Hóa đơn được thông báo phát hành với Cơ quan thuế

Khi doanh nghiệp kinh doanh (A) có đăng ký chuyển đổi sử dụng từ hóa đơn giấy truyền thống sang hóa đơn điện tử, thông qua các doanh nghiệp phần mềm (B) có dịch vụ về hóa đơn điện tử (Minvoice, Misa, Viettel,...), thì các doanh nghiệp kinh doanh (A) sẽ được các doanh nghiệp phần mềm (B) đại diện thông báo chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử với tổng cục thuế.

Chính vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng hóa đơn điện tử để thay thế hóa đơn giấy truyền thống 1 cách nhanh chóng và tiện lợi trên hệ thống của doanh nghiệp.

Tinh-phap-ly-cua-hoa-don-dien-tu

Hóa đơn điện tử có 4 tính pháp lý chính

Có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy

Hóa đơn điện tử được xác định theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/9/2018 có nội dung như sau:
“Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”

Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh đừng lo lắng về giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử, vì hóa đơn điện tử cũng tương tự như hóa đơn giấy nhưng được số hóa và được phát hành thông qua phần mềm của doanh nghiệp cung ứng hóa đơn điện tử. Mục đích của việc chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là muốn tiếp thu công nghệ của thế giới và hỗ trợ doanh nghiệp phát hành hóa đơn một cách dễ dàng. 

Đáp ứng đầy đủ luật giao dịch điện tử

Các hóa đơn điện tử luôn đáp ứng được luật giao dịch và các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng theo các nghị định và thông tư dưới đây:

  • Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011

Về hướng dẫn về khởi tạo phát hành sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng và cung ứng dịch vụ.

  • Nghị định số 51/2010/NĐCP-ngày 14/05/2010

Về quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014

Về hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Được Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế chấp nhận

Hóa đơn điện tử đấp ứng đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật thì sẽ được bộ tài chính và tổng cục thuế xét duyệt và chấp nhận như chứng từ hợp lệ cho doanh nghiệp kinh doanh.

Ecommerce Sharing sẽ đồng hành và cùng bạn trong việc tìm hiểu về hóa đơn điện tử một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

E-invoice? We will share with you what we know!

Tags: Tool E-invoice
Bài trước Bài sau