Kể từ 01/07/2022, các cửa hàng, doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số và áp dụng xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền được kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan Thuế. Cùng E-commerce Sharing giải đáp các thắc mắc về Hóa đơn điện tử theo cơ sở thông tư 78 và nghị định 123.
35 câu hỏi về Hóa đơn điện tử mới nhất (phần 1)
35 câu hỏi về Hóa đơn điện tử mới nhất (phần 2)
Câu hỏi 25. Khi hết thời hạn lưu trữ có được phép tiêu hủy hóa đơn điện tử như đối với hóa đơn giấy không?
Đáp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy. Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu hóa đơn chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
Câu hỏi 26. Tính ưu việt của việc sử dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp?
Đáp. Sử dụng hóa đơn điện tử giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cụ thể:
- Giúp DN giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không cần không gian lưu trữ hóa đơn,...)
- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế
- Khắc phục rủi ro làm mất, hỏng, cháy khi sử dụng hóa đơn giấy. Việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ khắc phục được tình trạng này do hệ thống lưu trữ hóa đơn điện tử được sao lưu và thường xuyên cập nhật nên khả năng mất hoàn toàn dữ liệu hóa đơn là khó xảy ra.
- Tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin người bán cung cấp cho người mua. Bên cạnh đó, với việc hệ thống của cơ quan thuế ngừng không cho doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích được xuất hóa đơn sẽ hạn chế việc người mua sử dụng phải hóa đơn của các doanh nghiệp này.
Đáp. Sử dụng hóa đơn điện tử có những điểm ưu việt sau:
- Sử dụng hóa đơn điện tử góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên)
- Sử dụng hóa đơn điện tử góp phần khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn
- Góp phần tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp
- Giúp việc triển khai thương mại điện tử được hoàn thiện hơn từ việc đặt hàng trên mạng, giao hóa đơn điện tử qua mạng, thanh toán qua mạng
- Sử dụng hóa đơn điện tử góp phần làm giảm bớt việc sử dụng giấy nên sẽ góp phần bảo vệ môi trường
Câu hỏi 28. Khi bán hàng, lập hóa đơn điện tử thì có phải giao hóa đơn điện tử cho người mua không?
Đáp. Theo Khoản 1 Điều 4 NĐ 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 thì Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định.
Câu hỏi 29. Cửa hàng có sử dụng máy tính tiền thì có được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền hay không?
Đáp. Theo Khoản 1 Điều 4 NĐ 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 thì người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Câu hỏi 30. Công ty đã tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn còn hợp đồng ký với người mua trước ngày cơ quan thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh, vậy công ty có được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử hay không?
Đáp. Theo Khoản 3 Điều 15 NĐ 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 quy định Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh nếu có văn bản thông báo với cơ quan thuế thì vẫn được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.
Câu hỏi 31. Tài khoản được cấp khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại Cổng thông tiên điện tử của Tổng cục thuế dùng để làm gì?
Đáp. Theo khoản 1 Điều 16 NĐ 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 quy định Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 119/2018/NĐ-CP nếu truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn thì sử dụng tài khoản đã được cấp khi đăng ký để thực hiện:
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Ký số, ký điện tử trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã
- Trường hợp người vận chuyển hàng hóa có chứng từ giấy (bản sao bằng giấy không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa) chuyển từ hóa đơn điện tử thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra hàng hóa. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử để lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra để xử lý theo quy định.
- Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.
Ecommerce Sharing sẽ đồng hành và cùng bạn tạo dựng hành trang trong việc phát triển kinh doanh và tìm hiểu về hóa đơn điện tử trên máy tính tiền theo thông tư 78 và nghị định 123.
E-commerce? We will share with you what we know!