35 câu hỏi về Hóa đơn điện tử mới nhất (phần 2)

35 câu hỏi về Hóa đơn điện tử mới nhất (phần 2)

Kể từ 01/07/2022, các cửa hàng, doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số và áp dụng xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền được kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan Thuế.  Cùng E-commerce Sharing giải đáp các thắc mắc về Hóa đơn điện tử theo cơ sở thông tư 78 và nghị định 123.

35 câu hỏi về Hóa đơn điện tử mới nhất (phần 1)

35 câu hỏi về Hóa đơn điện tử mới nhất (phần 3)

Câu hỏi 13. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?

Đáp. Theo điều 91 luật 38/2019/QH14, Điều 5 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP; Các tổ chức, cá nhân sau là đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:

  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

  • Doanh nghiệp thuộc đối tượng nêu tại Khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế đang sử dụng hoá đơn điện tử không mã có nhu cầu chuyển đổi sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

  • Doanh nghiệp rủi ro cao về thuế: Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế theo quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng rủi ro trong quản lý thuế và được cơ quan thuế thông báo (Mẫu số 01/TB-KTT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP) về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì phải chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Trong thời gian mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo, người nộp thuế phải thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử (chuyển từ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử bao gồm: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử; Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh; Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh

Câu hỏi 14. Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Đáp. Theo Điều 11 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế là hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã.

Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

  • Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế

  • Không bắt buộc có chữ ký số

  • Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế

Ecommerce-nguyen-tac-hoa-don-dien-tu

Câu hỏi 15. Thế nào là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế?

Đáp. Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

Câu hỏi 16. Thế nào là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế? Mã cơ quan thuế trên hóa đơn?

Đáp. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.

Ecommerce-hoa-don-dien-tu-co-ma-cua-co-quan-thue

Câu hỏi 17. Hóa đơn điện tử là gì và có bao nhiêu hình thức hóa đơn điện tử?

Đáp. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Có 2 hình thức hóa đơn điện tử: Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

 

Câu hỏi 18. Có mấy hình thức hóa đơn?

Đáp. Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, có hai hình thức hóa đơn là hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in.

Ecommerce-ai-phai-lap-hoa-don

Câu hỏi 19. Ai phải lập hóa đơn?

Đáp. Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

 

Câu hỏi 20. Hóa đơn là gì? 

Đáp. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

 

Câu hỏi 21. Có thể in thêm logo của Doanh nghiệp trên hóa đơn điện tử không?

Đáp. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 68/2019/TT-BTC thì doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán.

 

Câu hỏi 22. Hóa đơn điện tử có thể sử dụng đồng thời cả tiếng Việt và tiếng Anh không?

Đáp. Có. Theo quy định tại Điểm d1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn như sau: Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

 

Câu hỏi 23. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử cần có những nội dung gì?

Đáp. Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 68/2019/TT-BTC thì cần thể hiện trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử cần những nội dung sau: Tên người xuất hàng, lệnh điều động nội bộ; Địa chỉ kho xuất hàng, tên người vận chuyển và phương tiện vận chuyển; Tên người nhận hàng; Địa chỉ kho nhận hàng.

 

Câu hỏi 24. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì phải làm gì?

Đáp. Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.

 

Ecommerce Sharing sẽ đồng hành và cùng bạn tạo dựng hành trang trong việc phát triển kinh doanh và tìm hiểu về hóa đơn điện tử trên máy tính tiền theo thông tư 78 và nghị định 123.

E-commerce? We will share with you what we know!

Tags: Tool E-invoice
Bài trước Bài sau