Banner website đóng một vai trò quan trọng trong thành công của chiến dịch trang web, bởi vì ấn tượng ban đầu từ hình ảnh thường ảnh hưởng mạnh đến khách hàng. Để tạo ra một banner hấp dẫn cho chiến dịch, có một số điểm cần lưu ý. Cùng tìm hiểu với EC Sharing qua bài chia sẻ này nhé!
1. Campaign website là gì?
Campaign được tạm dịch sang tiếng Việt là chiến dịch.
Đây là hoạt động đi kèm với việc tuyên truyền và khuyến mãi với nhiều hình thức khác nhau, trong một thời gian nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu marketing như: xây dựng hình ảnh thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới, đạt doanh số bán hàng, etc.
Campaign website là thực hiện các chiến dịch trên nền tảng website thương mại điện tử (trang web cho phép thực hiện hoạt động giao dịch hàng hóa)
Một số đối tượng nên thực hiện Campaign Website:
+ Retailer (nhà bán lẻ): những người đại diện nhà sản xuất để cung cấp, giao dịch sản phẩm/ dịch vụ tới khách hàng.
+ Những công ty tự sản xuất và phát triển kênh bán lẻ sản phẩm (Vera, Jockey, etc)
+ Những công ty nhập hàng từ nước ngoài về (đồ ăn vặt Trung Quốc, quần áo Quảng Châu, etc)
Một số đối tượng nên thực hiện Campaign Website
2. Banner website là gì?
Banner website trong Campaign trên website là các khung hình chứa slogan, logo, biểu trưng và thông điệp chiến dịch; được đặt tại các vị trí độc đáo trên trang web (thông thường là đặt ở trang chủ) nhằm thu hút sự chú ý của khách truy cập. Banner website không chỉ giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ, mà còn thúc đẩy lượng truy cập vào trang ngành hàng, góp phần tăng doanh số bán hàng.
3. Các lưu ý khi làm banner website
Bạn có từng thắc mắc tạo sao những người có chuyên môn lại có thể mình vào hình banner và nhận định được: dùng hình này chạy chiến dịch có hiệu quả hay không?
Bởi vì khi làm banner, đặc biệt là banner hiển thị trên website cần có một số điều cần lưu ý.
Logo doanh nghiệp: là yếu tố bắt buộc xuất hiện trong banner (Để hiển thị banner trên website công ty)
Bố cục Chữ và hình trong banner: Thông thường banner website sẽ có bố cục Chữ bên Trái và Hình bên Phải; Chữ sẽ chiếm 20% khung và Hình chiếm 80% khung.
CTA (Call to action): Cần có lời kêu gọi hành động như “Mua ngay”, “Liên hệ ngay”,...
Phải có scheme/chương trình khuyến mãi/thông điệp: 20% chữ trong banner thường sẽ là các scheme thông điệp. Ví dụ: “Mua là có quà”, “Ngày đôi sales gấp bội”, “Ưu đãi duy nhất trong hôm nay”,...
Màu sắc và font chữ: Cần đi theo guideline của công ty.
Các lưu ý khi làm banner website
4. Các kích thước chuẩn cho banner website
Khi tạo banner cho trang web của bạn, việc lựa chọn kích thước phù hợp đóng một vai trò quan trọng. Dưới đây là một số thông số kích thước chuẩn cho banner và hình ảnh trên trang web, giúp bạn tối ưu hóa hiển thị trực quan:
Banner chính trang web:
Kích thước: 728x920 pixel
Sử dụng phổ biến cho banner chính trang web, hấp dẫn người truy cập từ cái nhìn đầu tiên.
Kích thước cho trang web 2 cột:
Kích thước: 300x100 pixel và 300x250 pixel
Thường được sử dụng trên trang web có cấu trúc 2 cột, giúp hiển thị hình ảnh rõ ràng và tối ưu trải nghiệm người dùng.
Kích thước ảnh slide trang chủ:
Kích thước: 1360x540 pixel và 725x200 pixel
Được sử dụng cho các hình ảnh trượt trang chủ, tạo ấn tượng đầu tiên và tương tác thuận lợi.
Kích thước ảnh trong bài viết:
Kích thước: 800x500 pixel
Đảm bảo hiển thị nội dung bài viết một cách rõ ràng và hấp dẫn.
Kích thước ảnh cho sản phẩm:
Kích thước: 300x400 pixel
Dùng để hiển thị ảnh minh họa cho sản phẩm, giúp người dùng có cái nhìn cụ thể về sản phẩm.
Việc tuân theo các kích thước chuẩn này không chỉ đảm bảo hiển thị hình ảnh một cách tốt nhất trên trang web của bạn mà còn giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách truy cập.
Banner website chuẩn cho campaign trên trang web không chỉ là việc đơn thuần sắp xếp hình ảnh và thông điệp. Đó là một quá trình kỹ thuật và sáng tạo, yêu cầu sự kết hợp hài hòa giữa kích thước, vị trí và nội dung.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên từ EC Sharing, các bạn có thêm góc nhìn và có được những banner website không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn thúc đẩy sự tương tác và tăng doanh số bán hàng.
How to start a Campaign? We will share with you what we know!