Sau khi hiểu được Campaign website là gì Ecommerce Sharing sẽ chia sẻ với các bạn 8 bước chi tiết để xây dựng chiến dịch trên website. Nắm được cụ thể cách làm sẽ dễ dàng thành công hơn.
1. Xác định mục tiêu Campaign
Để xây dựng chiến dịch hiệu quả, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu mà chúng ta đang tập trung triển khai là gì. Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất của một chiến dịch, bởi vì khi bạn xác định đúng hướng, đặt đúng viên gạch đầu tiên thì việc xây dựng Campaign sẽ trở nên dễ dàng và tối ưu nhất. (Nếu không có mục tiêu thì đến khi có kết quả thì bạn sẽ không biết mình đang làm đúng hay sai)
Vậy câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để “Xác định mục tiêu của chiến dịch?”
Mục tiêu của chiến dịch phụ thuộc vào chiến lược của công ty trong từng thời điểm nhất định. Cùng mình điểm qua một số mục tiêu thường gặp khi xây dựng Campaign website.
Mục tiêu Branding: thông qua chiến dịch để thu hút sự chú ý của khách hàng nhằm giúp thương hiệu/ sản phẩm được khách hàng ghi nhớ.
Mục tiêu tăng tối đa doanh thu: đối với mục tiêu này, bạn cần quan tâm đến việc sắp xếp sản phẩm sao cho hợp lý nhất, để tăng khả năng mua hàng một cách tối đa. Ví dụ: sản phẩm bán chạy nhất sẽ được hiển thị đầu tiên.
Mục tiêu Giới thiệu sản phẩm mới: bạn cần ưu tiên sắp xếp các sản phẩm mới nhất lên các vị trí dễ nhìn thấy nhất.
Mục tiêu Branding cho đối tác chiến lược (nhà cung cấp)
Mục tiêu Tăng khách hàng mới: dạng chiến dịch này, chúng ta cần đưa ra các điều kiện khuyến mãi tập trung vào Khách hàng mới. Ví dụ: Giảm 50% cho khách đặt hàng lần đầu tiên.
Mục tiêu Tri ân khách hàng cũ: các bạn thường thấy ngày “Member day” vào ngày cụ thể trong tháng. Ví dụ: ngày 25 hàng tháng, khách hàng có điểm tích lũy từ XXX sẽ được tặng voucher giảm 200k cho đơn hàng lần sau.
Mục tiêu Thanh lý hàng tồn: bạn cần tạo ra các chương trình khuyến mãi lớn, không cần lợi nhuận nhiều mà mục đích chính là bán được các mặt hàng này một cách nhanh chóng nhất.
Các loại mục tiêu khi xây dựng Mục tiêu Campaign website
Sau khi xác định được mục tiêu chính của chiến dịch trong giai đoạn cụ thể, chúng ta sẽ đi đến bước 2
2. Tổng hợp thông tin
Ở bước này, bạn Campaigner cần trao đổi và làm việc với team Merchandiser (người thu mua) các để cập nhật thông tin đầu vào. Với mục tiêu chiến dịch đề ra thì Merchandiser sẽ cho bạn thông tin chi tiết về nhà cung cấp và hàng hóa. Đây cũng là bộ phận mà bạn cần phối hợp làm việc chặt chẽ trong suốt chiến dịch.
Thông tin cụ thể bao gồm:
Số lượng ngành hàng được nhà cung cấp tài trợ quà tặng kèm.
Ngành hàng hoặc sản phẩm chủ lực bán chạy trong thời điểm.
Sản phẩm cụ thể được trợ giá tốt.
Số lượng sản phẩm phù hợp theo yêu cầu chiến dịch. Ví dụ: Chiến dịch ngày Flash sales cần giảm giá sản phẩm đến 50% thì Merchandiser cần báo cho bạn biết cụ thể họ có thể đem về được bao nhiêu sản phẩm phù hợp để tham gia chạy chiến dịch này.
Số lượng sản phẩm còn tồn kho hiện tại. Campaigner cần biết cụ thể số lượng hàng hóa để tránh trường hợp khách hàng đặt đơn nhưng lại không có hàng để giao, việc này sẽ làm tăng tỉ lệ hủy đơn của công ty.
Thông tin Merchandiser cần cung cấp cho Campaigner
Bên cạnh việc làm trao đổi thông tin và làm việc nội bộ thì campaigner cần tìm hiểu thị trường và đối thủ xung quanh để có góc nhìn tổng quan và đa chiều. Đây là việc khá tốn thời gian nhưng bạn cần thiết phải thực hiện, để tránh bị phiến diện khi đánh giá vấn đề.
Tìm hiểu thông tin từ đối thủ cạnh tranh: bạn cần theo dõi đối thủ cạnh tranh trực tiếp để biết chương trình và sản phẩm mà bên họ đang chạy tốt là gì, từ đó có phương án phù hợp để điều chỉnh cho campaign của mình. Ví dụ: màn hình tai thỏ là nét đặc trưng của Iphone, sau đó trở nên phổ biến bởi sự cập nhật theo xu hướng của các hãng điện thoại khác.
Tìm hiểu thông tin từ sàn thương mại điện tử: đây là nơi chương trình khuyến mãi diễn ra liên tục và luôn có các sự kiện lớn hàng tháng. Bạn có thể theo dõi lịch campaign của sàn để điều chỉnh cho campaign của mình. Ví dụ: ngày Doubleday các sàn sẽ có tỉ lệ mua sắm tăng cao vì xu hướng khách hàng “săn sale” ngày đặc biệt. Bạn có thể tạo ra chương trình tương tự trên website của mình, vì ngày hội mua sắm khách hàng có hành vi tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá, nếu bạn có khuyến mãi tốt trong ngày double day thì khả năng rất cao bạn sẽ bán được hàng nhiều hơn ngày thường.
Tìm hiểu thông tin từ sự kiện đặc biệt trong năm: thật ra thì Campaign chỉ cần một lý do để làm cho khách hàng tin tưởng rằng họ đang được lợi, nên cho dù sự kiện lớn hay nhỏ thì bạn vẫn có thể sử dụng nó để làm campaign. Ví dụ: ngoài những ngày lễ lớn trong năm như: valentine, 8/3, ngày của cha,... thì ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02 bạn cũng có thể chạy chương trình khuyến cho dòng thực phẩm chức năng để thu hút khách hàng.
Các nguồn tìm kiếm thông tin cho Campaign website
3. Lên idea/scheme phù hợp với mục tiêu campaign và khả năng operation
Sau khi bạn đã tổng hợp đầy đủ những thông tin từ các nguồn, thì bây giờ là lúc bạn lên ý tưởng và scheme cho Campaign. Để campaign được diễn ra đúng như kế hoạch, tất nhiên là ý tưởng và scheme phải xây dựng cho phù hợp với mục tiêu Campaign và khả năng của Operation (vận hành).
*Scheme là gì? Scheme được hiểu là chương trình khuyến mãi được quy định
Ví dụ: Bạn đưa ra scheme “Mua 2 sản phẩm trong 1 hóa đơn, thì được giảm 50% cho sản phẩm thứ hai”, tuy nhiên hệ thống của bạn chưa có khả năng thực hiện tính năng này. Bạn cần phải thay đổi scheme phù hợp để hệ thống hiểu và thực thi được, như “Giảm 5% trên mỗi đơn hàng, không quan trọng số lượng bao nhiêu sản phẩm mỗi hóa đơn”
4. Lập kế hoạch nháp
Sau khi nắm rõ các bước chuẩn bị, bạn đã có thể lên kế hoạch (bản nháp) chi tiết cho Campaign. Ecommerce Sharing chia sẻ với các bạn một bản kế hoạch cụ thể cho campaign website.
Trong bản kế hoạch campaign này gồm 6 cột thông tin chính:
Campaign Name: bạn nên đặt theo mục đích và sự kiện chính của từng chiến dịch
Duration: Thời gian khởi chạy chiến dịch. Đối với chiến dịch quan trọng bạn nên ghi chú cụ thể về thời gian.
Ví dụ: Campaign Siêu sale 3.3, ngày hiển thị trên website chính thức từ 01-04.03. Tuy nhiên, link URL của campaign cần được chuẩn bị từ ngày 21.02 để team digital bắt đầu chạy quảng cáo từ ngày 25.02
Thematic: là chủ đề của từng campaign, bạn có thể note slogan vào mục này.
Ví dụ: “Đại tiệc deal - Ưu đãi siêu nhiều”, “Deal bạt ngàn - Rộn ràng mua sắm”,...
Type: loại sản phẩm có trong chiến dịch. Bạn có thể bỏ qua mục này nếu công ty bạn không phân loại sản phẩm theo kênh bán hàng cụ thể.
Ví dụ: campaign Sale 3.3 cần 80% sản phẩm phát sóng trên Tivi và 20% sản phẩm chỉ có trên website.
Promotion scheme: đây là mục bạn ghi chú tất cả các chương trình khuyến mãi, điều kiện áp dụng và thời gian áp dụng một cách cụ thể nhất.
Category/Product Focus: bạn cần ghi chú những ngành hàng bạn cần tập trung đẩy mạnh trong campaign để đáp ứng mục tiêu của campaign đó. Hoặc nếu công ty của bạn chỉ có một ngành hàng duy nhất, thì đây là mục bạn ghi chú tên sản phẩm cụ thể.
Các nội dung chính cho kế hoạch Campaign website
Mình đã vừa đi qua 4 bước đầu tiên để xây dựng campaign website, đọc tiếp 4 bước tiếp theo tại đây: 8 Bước xây dựng Campaign website (Phần 2)
Ecommerce Sharing sẽ đồng hành và cùng bạn tạo dựng hành trang trong việc phát triển kinh doanh và tăng kỹ năng quản lý các chiến dịch trên website.
How to start a Campaign? I will share with you what I know!